Chúng ta (giáo viên, phụ huynh, nhà trường, xã hội,…) thường nói với học sinh về niềm vui đọc sách, như là một cuốn sách hay có thể mở ra vô vàn 𝔫𝔥ữ𝔫𝔤 đ𝔦ề𝔲 𝔱𝔥ú 𝔳ị, cũng như các kiến thức mới, đó là cánh cửa để dẫn đến một thế giới khác, hay để tiếp cận với cuộc sống ở những nơi xa… Mặc dù những mô tả kỳ diệu ấy về việc đọc sách luôn làm người ta cảm thấy hào hứng, thì vẫn có rất nhiều học sinh chưa bao giờ có được trải nghiệm về niềm vui đọc sách đó.
Chúng coi đọc sách như một 𝔠ô𝔫𝔤 𝔳𝔦ệ𝔠 𝔠ứ𝔫𝔤 𝔫𝔥ắ𝔠, 𝔫𝔥à𝔪 𝔠𝔥á𝔫, 𝔩à 𝔪ộ𝔱 𝔶ê𝔲 𝔠ầ𝔲 của thầy cô, và chúng vẫn chưa thể thực sự khai thác tài liệu đọc, hay kết nối với chúng theo những cách mới và thú vị.
Để hỗ trợ cho quá trình đọc vui, rất cần có 𝔫ề𝔫 𝔱ả𝔫𝔤 𝔠ủ𝔞 𝔳𝔦ệ𝔠 đọ𝔠 𝔥𝔦ể𝔲. Khả năng đọc hiểu là một năng lực cốt lõi, cơ bản, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Có được kỹ năng đọc hiểu, ở học sinh sẽ hình thành một quá trình tương tác, từ đó giúp xây dựng nên ý nghĩa của văn bản.
Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc sách, giáo viên không nên chỉ tôn vinh nó như là một thời gian vui vẻ đơn thuần, hay là một công cụ hỗ trợ hướng đến việc học tập hiệu quả, nó cần có 𝔰ự 𝔠â𝔫 𝔟ằ𝔫𝔤 𝔠ủ𝔞 𝔠ả 𝔥𝔞𝔦 𝔪ụ𝔠 𝔱𝔦ê𝔲 đọ𝔠 này.
Đọ𝖈 𝖍𝖎ể𝖚:
Trọng tâm vào kỹ năng của học sinh
Học sinh học các kỹ năng đọc hiểu và từ vựng
Học sinh áp dụng các chiến thuật đọc hiểu và từ vựng
Giáo viên làm chủ lớp học và hướng dẫn
Mục tiêu giúp học sinh đọc các cuốn sách phù hợp với năng lực và trình độ
Học sinh đạt chuẩn đo lường, đánh giá
Chương trình đọc theo tiêu chuẩn
Đọ𝖈 𝖛𝖚𝖎:
Trọng tâm vào sự sẵn sàng của học sinh
Học sinh được chuẩn bị sẵn sàng cho việc đọc
Học sinh tham gia đọc, phản hồi và chia sẻ trải nghiệm đọc
Học sinh làm chủ lớp học và tham gia hoạt động
Mục tiêu trở thành một người đọc suốt đời
Học sinh đạt được các mục tiêu đọc cá nhân
Chương trình đọc cá nhân hóa