Tạo dựng cộng đồng “𝕟𝕘ườ𝕚 đọ𝕔 𝕥í𝕔𝕙 𝕔ự𝕔” – Mỗi đứ𝕒 𝕥𝕣ẻ đều là một 𝕟𝕘ườ𝕚 đọ𝕔

Một cộng đồng người đọc tích cực là yếu tố cần thiết nhất, nhưng đôi khi lại khó đạt được nhất khi tổ chức một lớp học đọc sách. Để có thể xây dựng ý thức cộng đồng đối với một lớp học đọc sách, giáo viên được khuyến khích thực hiện các công việc dưới đây:

1️⃣ ℭ𝔥𝔦𝔞 𝔰ẻ 𝔟ả𝔫 𝔱𝔥â𝔫 𝔪ì𝔫𝔥 𝔱𝔯𝔬𝔫𝔤 𝔳𝔞𝔦 𝔱𝔯ò 𝔠ủ𝔞 𝔪ộ𝔱 𝔫𝔤ườ𝔦 đọ𝔠 𝔳ớ𝔦 𝔥ọ𝔠 𝔰𝔦𝔫𝔥

Chia sẻ là một trong những điều quan trọng nhất mà một giáo viên có thể làm trong nỗ lực tạo ra một cộng đồng người đọc. Những điều mà giáo viên có thể chia sẻ cùng học sinh:

💐 Thông tin về sở thích và những điều không thích của giáo viên
💐 Phong cách đọc và viết của giáo viên
💐 Những thành công và thất bại của giáo viên trong vai trò của một người đọc.

2️⃣ Đố𝔦 𝔵ử 𝔱ô𝔫 𝔱𝔯ọ𝔫𝔤 𝔳ớ𝔦 𝔱ấ𝔱 𝔠ả 𝔥ọ𝔠 𝔰𝔦𝔫𝔥, đặ𝔠 𝔟𝔦ệ𝔱 𝔱𝔯𝔬𝔫𝔤 𝔳𝔞𝔦 𝔱𝔯ò 𝔠ủ𝔞 𝔪ộ𝔱 𝔫𝔤ườ𝔦 đọ𝔠

🍁 Khi trao đổi với học sinh, giáo viên nên tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, những điều thích và không thích, mối quan tâm và niềm vui của học sinh khi đọc.

🍁 Giáo viên cần lắng nghe những phản hồi của học sinh trong các giờ đọc sách, để có hoạt động hướng dẫn hiệu quả hướng đến nhu cầu đọc của học sinh.

3️⃣ 𝔊𝔦á𝔬 𝔳𝔦ê𝔫 𝔠ầ𝔫 𝔱𝔦𝔫 𝔯ằ𝔫𝔤 𝔳à 𝔤𝔦ú𝔭 𝔥ọ𝔠 𝔰𝔦𝔫𝔥 𝔱𝔦𝔫 𝔯ằ𝔫𝔤 𝔪ọ𝔦 đứ𝔞 𝔱𝔯ẻ đề𝔲 𝔩à 𝔪ộ𝔱 𝔫𝔤ườ𝔦 đọ𝔠

🐳 Hãy tưởng tượng khi bạn bước vào một lớp học, nơi học sinh đang tích cực theo đuổi ý nghĩa của những cuốn sách, chia sẻ, thảo luận về các mối liên hệ giữa chúng với cuốn sách, những điều chúng bận tâm, những điều bất ngờ và những gì chúng khám phá được từ cuốn sách.

🐳 Trong lớp học này, học sinh thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện sự tự tin khi truyền đạt suy nghĩ và ý tưởng. Ý nghĩa của cuốn sách là chủ đề trọng tâm của các cuộc thảo luận, nhưng việc tôn trọng những ý tưởng của nhau khi cùng theo đuổi việc đọc là bằng chứng cho thấy lớp học trên thực tế là một cộng đồng người đọc.

4️⃣ 𝔗ạ𝔬 𝔠ơ 𝔥ộ𝔦 để 𝔥ọ𝔠 𝔰𝔦𝔫𝔥 𝔠𝔥𝔦𝔞 𝔰ẻ 𝔭𝔥ả𝔫 𝔥ồ𝔦 𝔳ề 𝔫𝔥ữ𝔫𝔤 𝔤ì 𝔪ì𝔫𝔥 đọ𝔠

🐣 Các hoạt động chia sẻ sau khi đọc là một giai đoạn không thể bỏ qua, bởi không có sự chia sẻ thì rất khó để xây dựng và duy trì một cộng đồng người đọc.

🐣 Chia sẻ cũng mang lại cho học sinh cơ hội sắp xếp các suy nghĩ và thể hiện những gì chúng đã đọc được. Nó mang lại cho học sinh cơ hội để đưa ra những phản hồi tích cực và xem xét những khác biệt trong ý tưởng giữa chúng với nhau. Đồng thời, học sinh cũng cần có cơ hội để học cách bày tỏ những thắc mắc, bối rối và lo lắng của mình về các cuốn sách.

5️⃣ 𝔗𝔥𝔦ế𝔱 𝔩ậ𝔭 𝔠á𝔠 𝔱𝔦ê𝔲 𝔠𝔥𝔲ẩ𝔫 𝔳ề 𝔥à𝔫𝔥 𝔳𝔦 𝔨𝔥𝔦 đọ𝔠 𝔳à 𝔠𝔥𝔦𝔞 𝔰ẻ

☀️ Thiết lập một tiêu chuẩn hành vi là điều cần thiết khi học sinh được khuyến khích chia sẻ.

☀️ Học sinh cần hiểu lớp học của chúng sẽ trông như thế nào và phát ra âm thanh như thế nào khi chúng trở thành một cộng đồng người đọc hiệu quả. Mỗi học sinh đều cần có trách nhiệm trao đổi và thực hiện các tiêu chuẩn này. Đó là nơi để giáo viên làm gương cho việc đối xử với học sinh một cách tôn trọng và đặt ra kỳ vọng rằng các học sinh cũng sẽ đối xử với nhau một cách tôn trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *