𝐿𝑎́ 𝑡ℎ𝑢̛ 𝑡𝑢̛̀ 𝐾𝑎𝑡𝑒 𝐷𝑖𝐶𝑎𝑚𝑖𝑙𝑙𝑜 – “𝑇𝑜̂𝑖 𝑐𝑎̉𝑚 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑎̂𝑚 𝑝ℎ𝑢̣𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑢̛̣ ℎ𝑎̀𝑜 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑖 ℎ𝑜̣ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑔𝑖𝑢̛̃ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑢̛́𝑎 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑐ℎ đ𝑜̣𝑐 𝑡𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒.”
Kate DiCamillo là một nhà văn viết sách cho thiếu nhi nổi tiếng người Mĩ. Ngày 31/05 vừa rồi cô đã viết một bức thư kể về những tình cảm và ý nghĩa mà cô nhận được từ độc giả, những em học sinh đến từ các lớp học trên khắp cả nước, trong suốt hành trình hơn 20 năm viết những câu chuyện của mình. Những cảm xúc dịu dàng, giản đơn và trong sáng mà cô và độc giả của mình trao tặng cho nhau đã tạo lên một mối liên kết thật nhẹ nhàng và ấm áp. “Chúng tôi, những nhà văn thiếu nhi, cống hiến trái tim mình trong những câu chuyện, và những đứa trẻ đem trái tim và tình yêu của chúng ra để đáp lại; các thầy cô giáo khi đọc to câu chuyện các thầy cô cũng đang yêu thương đứa trẻ bằng cả trái tim. Bằng cách này, chúng ta đang sống trong cuộc đời của nhau. Thật kỳ diệu”.
Chúng tôi cũng vậy, luôn mong muốn được trao tặng tới cho các em học sinh những điều kỳ diệu đến từ những trang sách, những thứ sẽ góp phần tạo dựng nên cho chúng một trái tim biết đồng cảm và yêu thương, là nền tảng vững vàng nhất cho cuộc sống của chúng sau này. Và điều đó sẽ chỉ có thể thực hiện được bởi có sự chung tay của các thầy cô giáo.
Xin được chia sẻ tới các thầy cô lá thư tràn đầy ánh sáng và tình yêu thương này.
#Cá_voi_đọc_sách – Đánh thức người đọc bên trong mỗi đứa trẻ
—
“Tôi là một tác giả viết sách cho thiếu nhi.
Hàng tuần, tôi nhận được rất nhiều lá thư từ độc giả gửi qua nhà xuất bản.
Những bức thư mà tôi nhận được, thường bắt đầu bằng câu: “Cô Kate DiCamillo yêu quý, cô giáo của cháu đã đọc cuốn sách của cô cho cả lớp cháu nghe. . . ”
Những lá thư này được gửi từ khắp mọi miền đất nước. Chúng được viết tay bằng những nét chữ nguệch ngoạc, cũng có khi, chúng được đánh máy cẩn thận. Có những bức thư chuẩn chỉnh, nhưng cũng có những bức thư chỉ có vài dòng với nhiều lỗi chính tả. Những bức thư đó thường kèm theo những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh và đáng yêu như hình của những chú chó, những chú chuột, thỏ và lợn và đặc biệt là rất nhiều, rất nhiều trái tim.
Có bức thư đã viết rằng: “Cháu đã khóc khi nghe cô giáo đọc cuốn sách này.”
Có bức thư thì viết: “Cháu không muốn câu chuyện này kết thúc.”
Bức thư khác lại viết, “Cháu có ba con chó, hai con mèo và mười sáu con cá vàng.”
Nhiều bức thư đã chia sẻ: “Cháu đã đọc rất to cuốn sách của cô về con thỏ cho bà cháu nghe.”
Một số bức thư viết: “Cháu biết Opal cảm thấy thế nào khi mẹ cô ấy rời đi và cháu không biết có ai khác cũng đang cảm thấy như vậy.”
Có bức thư thì viết: “Cháu muốn dũng cảm như chú chuột trong câu chuyện.”
Có bức thư viết: “Cháu không thích cuốn sách này chút nào và chúng cháu phải đưa ra ý kiến của mình và đó là ý kiến của cháu.”
Một vài bức thư viết: “Khi cháu lớn lên, cháu cũng sẽ viết sách, để cháu có thể khiến người khác cũng có mong muốn như vậy.”
Có bức thư ký tên: “Trân trọng.”
Có bức thư ký tên: “Từ một độc giả yêu thích cô”
Chúng ký tên: “Yêu cô”
Đôi khi, trong phong bì, có hình ảnh của cả lớp, đang giơ cuốn sách lên, vây quanh cô giáo của chúng và tất cả đang mỉm cười.
Nhưng ngay cả khi không có một hình ảnh minh họa nào thì những con chữ cũng đủ cho tôi hình dung ra gương mặt rạng rỡ của những đứa trẻ, giáo viên, lớp học, và tất cả những người xung quanh.
Thật vinh dự, xúc động và tự hào khi nhận được những lá thư này.
Đôi khi tôi đã khóc vì sự hồn nhiên, đáng yêu và chân thành của chúng.
Tôi cảm thấy rất khâm phục và tự hào về các giáo viên khi họ có thể giữ những đứa trẻ trong trái tim mình bằng cách đọc to cho chúng nghe.
Tôi đã viết sách cho thiếu nhi trong hơn hai mươi năm, và tôi hiểu rằng nó như một sự “giao kèo” bất thành văn giữa tôi và độc giả: “Tôi sẽ nói cho các em biết một bí mật là, tôi sẽ không bao giờ rời bỏ các em. Chúng ta luôn ở đây cùng nhau.”
Mỗi khi một cuốn sách được giáo viên đọc to trước lớp, lời hứa đó sẽ được khắc sâu và nhân lên gấp ngàn lần. Khi đó, lớp học thực sự là một nơi kết nối và đồng cảm, một cộng đồng thực sự. Đó cũng là nơi mà mỗi đứa trẻ cảm thấy an toàn và hạnh phúc.
Có thể bạn cũng đã biết tin tức về vụ xả súng tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, Texas, điều tôi nghĩ đến là những lá thư đó, những trái tim đó và nơi an toàn đó.
Chúng tôi, những nhà văn thiếu nhi, cống hiến trái tim mình trong những câu chuyện, và những đứa trẻ đem trái tim và tình yêu của chúng ra để đáp lại; các thầy cô giáo khi đọc to câu chuyện các thầy cô cũng đang yêu thương đứa trẻ bằng cả trái tim. Bằng cách này, chúng ta đang sống trong cuộc đời của nhau.
Thật kỳ diệu.
Tôi đã rất đau lòng khi phép thuật đó đã không thể cứu những em học sinh đó, những giáo viên đó.
Gần đây đã có quá nhiều lời bàn tán về những gì trẻ em nên đọc, về việc cấm những cuốn sách nào đó.
Những cuốn sách.
Những cuốn sách.
Những cuốn sách không hề giết trẻ em.
Tôi đang nói sự thật; Tôi hứa với bạn.
Chúng ta không bao giờ rời xa nhau. Chúng ta luôn ở đây – cùng với nhau.”
—
I write books for children.
Every week my publisher sends me letters from readers.
Many of the letters begin this way: “Dear Kate DiCamillo, my teacher read your book to my class . . .”
These letters come from classrooms all over the country. They are handwritten and typewritten, heartfelt and irreverent, bursting with life and hope, and big questions and spelling errors. Often, the letters are accompanied by illustrations—pictures of dogs and rats and mice and rabbits and pigs and hearts. There are lots and lots of hearts.
The letters say, “I cried when my teacher read this book.”
The letters say, “I didn’t want the story to end.”
The letters say, “I have three dogs, two cats and sixteen goldfish.”
The letters say, “I read your book about the rabbit out loud to my grandmother.”
The letters say, “I know just how Opal felt when her mother left and I didn’t know anybody else felt that way.”
The letters say, “I want to be brave like the mouse in the story.”
The letters say, “I didn’t like this book much at all and we are supposed to give our opinion and that is my opinion.”
The letters say, “When I grow up, I am going to write books, too, so that I can make other people feel this way.”
The letters are signed: “Sincerely.”
The letters are signed: “Truly.”
They are signed: “From Your Favorite Reader”
They are signed: “Love”
Sometimes, in the envelopes, there is a picture of the entire class, holding up books, crowded around their teacher, smiling.
But even if there isn’t a picture, the letters show me the kids, the teacher, the classroom, the heart of everyone involved.
It is an honor to receive these letters.
I cry, sometimes, over the beauty of them, their honesty.
And every week, I marvel over the teachers and how they hold these kids in their hearts by reading aloud to them.
I have been writing for children for over twenty years, and I have come to understand that there is an unspoken promise between my readers and me.
The promise is this: I will tell you the truth and I will not leave you.
We are in this together.
When a book is read aloud by a teacher to a classroom, that promise is deepened and multiplied a thousand-fold. A story read aloud creates a place of connection and empathy, a community.
It creates a safe place.
You will not be surprised to learn that when the news came about the shooting at Robb Elementary in Uvalde, Texas, what I thought about was those letters, those hearts, that safe place.
We writers who write for kids offer our hearts in stories, and the kids offer their hearts in return; the teachers, when they read stories aloud, offer their hearts. In this way, we bear witness to each other’s lives.
It’s magical.
And I am heartbroken that that magic could not save those kids, those teachers.
There has been so much talk recently of what kids should be allowed to read, of banning books.
Books.
Books.
Books do not kill children.
I’m telling you the truth; I promise you.
We must not leave each other. We are in this together.